Ảnh Người Hàn

Ảnh Người Hàn

1. Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975 là cuộc chiến tranh dai dẳng, gây thiệt hại lớn lao về vật chất và con người không chỉ cho đất nước Việt Nam mà còn cho nước Mĩ. Đó còn là cuộc chiến gây chia rẽ nhân tâm nhất trong lịch sử nước Mĩ. Để quốc tế hóa cuộc chiến, Mĩ đã huy động đông đảo lực lượng quân đồng minh tham chiến. Bên cạnh quân đội Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines, lực lượng quân sự Hàn Quốc đã tham gia tích cực, chiếm số lượng đông đảo nhất chỉ sau quân đội Mĩ và được đánh giá rất cao về khả năng và hiệu quả tác chiến.

1. Chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1965 - 1975 là cuộc chiến tranh dai dẳng, gây thiệt hại lớn lao về vật chất và con người không chỉ cho đất nước Việt Nam mà còn cho nước Mĩ. Đó còn là cuộc chiến gây chia rẽ nhân tâm nhất trong lịch sử nước Mĩ. Để quốc tế hóa cuộc chiến, Mĩ đã huy động đông đảo lực lượng quân đồng minh tham chiến. Bên cạnh quân đội Úc, New Zealand, Thái Lan, Philippines, lực lượng quân sự Hàn Quốc đã tham gia tích cực, chiếm số lượng đông đảo nhất chỉ sau quân đội Mĩ và được đánh giá rất cao về khả năng và hiệu quả tác chiến.

Nhiều xe ô tô có những khối xốp nhỏ màu xanh dán trên cửa để mọi người không vô tình làm xước xe của người khác

Lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon Suk-yeol khiến nhiều người Hàn Quốc phản ứng dữ dội, khi gợi lên ký ức đen tối về vụ thảm sát Gwangju hơn 40 năm trước.

Lệnh thiết quân luật mà Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol ban bố đêm 3/12 đã bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ, nhưng với nhiều người Hàn Quốc, nó đã làm sống lại nỗi ám ảnh về thời kỳ hỗn loạn, rối ren cách đây hơn 4 thập kỷ.

"Tôi lập tức nghĩ đến năm 1980 và nhớ lại cảm giác sợ hãi, tuyệt vọng mà chúng tôi từng trải qua lúc đó", Chung Chin-ook, nghị sĩ 60 tuổi, nói, đề cập đến vụ thảm sát người biểu tình do quân đội Hàn Quốc gây ra ở Gwangju trong thời kỳ thiết quân luật.

Lính đặc nhiệm Hàn Quốc tìm cách xông vào hội trường chính của quốc hội ở Seoul ngày 3/12 sau khi Tổng thống Yoon ban bố thiết quân luật. Ảnh: AFP

Sau khi tổng thống Park Chung-hee bị ám sát năm 1979, các phong trào dân chủ nổi lên ở Hàn Quốc. Tướng Chun Doo-hwan tiến hành đảo chính ngày 12/12/1979 và sau đó ban bố thiết quân luật trên toàn quốc, đặt đất nước nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền quân sự.

Ngày 18/5/1980, nhiều nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trong đó phần lớn là sinh viên, đã nổi dậy ở thành phố Gwangju, phía tây nam Hàn Quốc, chống sự kiểm soát của chính quyền quân sự và lệnh thiết quân luật.

Để trấn áp, chính quyền quân sự triển khai binh lính khắp thành phố Gwangju, đánh đập người biểu tình, trong khi các tướng cho phép binh sĩ dưới quyền nã đạn vào đám đông. Điều này đã khiến người dân tức giận đến mức tổ chức một phong trào phản kháng quy mô lớn, đẩy lùi binh lính khỏi Kwangju, thành phố trở thành nơi tự quản do người dân kiểm soát.

Cư dân Gwangju đã xây dựng lực lượng dân quân để chống lại quân đội, nỗ lực bảo vệ thành phố trong vài ngày, cho đến khi xe tăng được điều tới và dập tắt cuộc nổi dậy.

Các cuộc trả thù những người bị cho là phiến loạn trên toàn quốc diễn ngay tiếp sau đó. Đến nay, con số người chết cuối cùng vẫn chưa được xác định vì binh lính chôn thi thể trong những nấm mộ tập thể hoặc bỏ xuống hồ.

Hồ sơ chính phủ cho thấy có khoảng 160 người chết, nhưng một số ước tính cho hay khoảng 500-2.000 nạn nhân đã thiệt mạng, khiến đây được gọi là vụ thảm sát Gwangju. Trung tâm Wilson gọi đây là cuộc trấn áp đẫm máu nhất trong lịch sử Hàn Quốc đương đại.

Cuộc nổi dậy được xem là động lực quan trọng thúc đẩy tiến trình hướng tới nền dân chủ của Hàn Quốc 7 năm sau đó, dù nó phải trả bằng sinh mạng của rất nhiều người.

Tại phòng họp quốc hội hôm 4/12, sau khi bỏ phiếu bãi bỏ thiết quân luật, nghị sĩ Chung Chin-ook nhớ lại ký ức những người lính đã đánh đập ông cùng anh em trong cuộc trấn áp ở Gwangju, quê hương ông, hơn 40 năm trước.

"Hồi đó, tôi còn quá trẻ để chiến đấu. Giờ đây, lệnh thiết quân luật khiến tôi vừa sợ hãi và phẫn nộ, quyết tâm không thể để thua lần này", ông nói.

Andrew David Jackson, giáo sư nghiên cứu về Hàn Quốc tại Đại học Monash ở Australia, cho biết có những điểm tương đồng trong hành động ban bố thiết quân luật của ông Yoon và ông Chun trong quá khứ. Jackson nói cả hai đều không thông báo trước cho Mỹ, đồng minh của Hàn Quốc, về kế hoạch thiết quân luật và đều lấy Triều Tiên cùng "lực lượng chống phá nhà nước" làm cái cớ để ban bố biện pháp này.

Theo giáo sư Jackson, chắc hẳn nhiều người Hàn Quốc khi nghe về thông báo thiết quân luật của Tổng thống Yoon đã nghĩ rằng "chuyện đó lại xảy ra lần nữa".

Quân đội Hàn Quốc trấn áp người biểu tình ở Gwangju hồi tháng 5/1980. Ảnh: AP

Thời kỳ hỗn loạn đó thường xuyên được nhắc lại trong các bộ phim và sách ở Hàn Quốc. Han Kang, tác giả cuốn tiểu thuyết Human Acts về cuộc nổi dậy ở Gwangju, đã thắng giải Nobel Văn học năm nay. 12.12: The Day, bộ phim gần đây về cuộc đảo chính năm 1979, cũng đã nhận được một số giải thưởng.

Donald Baker, giáo sư về lịch sử Hàn Quốc tại Đại học British Columbia từng chứng kiến những hậu quả từ vụ thảm sát ở Gwangju năm 1980, nói rằng thông báo thiết quân luật của ông Yoon đã khiến nhiều người Hàn Quốc, đặc biệt là những người lớn tuổi, nhớ lại ký ức đau khổ mà họ không bao giờ muốn thấy lại.

"Những ký ức đó đặc biệt đau đớn đối với nhiều người từng ở Gwangju vào năm 1980 và chứng kiến những xác chết trên đường phố như chúng tôi", ông nói.

Lee Jae-eui, 68 tuổi, từng phải thụ án 10 tháng tù sau khi bị bắt vì tụ tập bất hợp pháp và phát tán thông tin vi phạm quy định thiết quân luật năm 1980. Ông nói rằng những người sống qua thời gian đó đều rất hiểu nỗi kinh hoàng mà thiết quân luật cùng chính quyền quân sự có thể mang lại.

Ông Lee nhấn mạnh Hàn Quốc đã phải chịu đựng quá nhiều để cho phép thời kỳ đen tối đó lặp lại. "Người dân biết điều đó là bất hợp pháp", ông nói.

Gần sáu giờ hỗn loạn ở Hàn Quốc do lệnh thiết quân luật

Gần 6 giờ hỗn loạn trong thiết quân luật ở Hàn Quốc. Video: Reuters, Guardian, SBS

Đây là động lực để nghị sĩ Chung Chin-ook trèo tường vào tòa nhà quốc hội lúc nửa đêm để bỏ phiếu vô hiệu hóa lệnh thiết quân luật của Tổng thống Yoon. Nhiều trợ lý đã lấy thân mình làm lá chắn sống, chốt chặn các lối vào, ngăn binh sĩ vũ trang đầy đủ tiếp cận, nhằm giúp nghị sĩ Chung cùng các đồng nghiệp có đủ thời gian bỏ phiếu thông qua nghị quyết.

"Chúng tôi từng mất rất nhiều người vì lệnh thiết quân luật trong quá khứ. Lần này, tôi phải ngăn lịch sử lặp lại", Choi Myung-jin, nghị sĩ đã cùng ông Chung vội vã chạy tới tòa nhà quốc hội sau khi nghe thông báo của ông Yoon, cho hay.

Thùy Lâm (Theo Washington Post, AFP, Yonhap)

Loạt ảnh em bé Hàn Quốc cute, dễ thương, tan chảy trái tim người nhìn

Hàn Quốc là xứ sở của người đẹp. Bạn đã bao giờ thắc mắc người Hàn Quốc khi nhỏ như thế nào không? Nếu có thì bạn đã tìm hiểu chưa và thấy như thế nào? Cho dù bạn đã rõ hay chưa nắm bắt được thì khi đến với bài viết hôm nay của PhuNuGioi.com, bạn sẽ được ngắm nhìn thỏa thích những hình ảnh em bé Hàn Quốc với nhiều biểu cảm cực kì đáng yêu, cưng muốn xỉu luôn đấy.

Nào chúng ta cùng kéo xuống bst để ngắm nghía vẻ đẹp ấy ngay nào các bạn.

Khi nhìn vào những hình ảnh em bé Hàn Quốc tôi cảm thấy sự trong sáng ngây thơ của đôi mắt to tròn, long lanh như viên ngọc và một nụ cười hồn nhiên, vô tư nhất.Thấy dáng vẻ nhỏ nhắn cần người chăm sóc và bảo vệ, tôi như muốn được ôm chúng vào lòng, bởi chúng thực sự quá dễ thương và cute.

PhuNuGioi.com chia sẻ bộ ảnh em bé Hàn Quốc ở trong bài viết này vừa giúp các bạn biết được nét đẹp của người xứ Hàn ngay từ khi còn nhỏ, vừa là để các bạn có được những bức hình đẹp nhất về các em bé, để có thể ngắm nhìn chúng mỗi khi thích. Đây cũng là cách để bạn nạp thêm nguồn năng lượng tích cực mỗi ngày đấy.

Chúc bạn luôn hạnh phúc cùng những bức hình em bé Hàn Quốc nhé!

Phim ảnh, âm nhạc và sản phẩm làm đẹp là những điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến khi nghĩ về Hàn Quốc. Trên thực tế, điểm đến du lịch nổi tiếng này sẽ làm bất kỳ ai ngạc nhiên khi mới đặt chân đến lần đầu. Tại xứ sở kim chi có rất nhiều điều lạ lùng và thú vị mà chúng ta khó có thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.