Marketing thương mại là gì? Đến nay, Marketing thương mại vẫn đang là khía cạnh “sống còn” của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những ngành học “hot” hiện nay được các bạn trẻ săn đón rất nhiều. Hãy cùng VinUni tìm hiểu rõ hơn về ngành Marketing thương mại qua bài viết sau nhé!
Marketing thương mại là gì? Đến nay, Marketing thương mại vẫn đang là khía cạnh “sống còn” của mỗi doanh nghiệp. Đây cũng là một trong những ngành học “hot” hiện nay được các bạn trẻ săn đón rất nhiều. Hãy cùng VinUni tìm hiểu rõ hơn về ngành Marketing thương mại qua bài viết sau nhé!
Thương mại đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Cụ thể:
- Thương mại là điều kiện để thúc đẩy sản xuất. Thông qua hoạt động thương mại trên thị trường, các chủ thể kinh doanh mua bán được các hàng hóa, dịch vụ, từ đó bảo đảm cho quá trình tái sản xuất được tiến hành bình thường, lưu thông hàng hóa dịch vụ thông suốt.
- Thương mại mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức hưởng thụ của các cá nhân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sản xuất.
- Thương mại là cầu nối gắn kết nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới, thực hiện chính sách mở cửa.
- Thương mại góp phân thúc đẩy doanh nghiệp năng động sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
Theo khoản 1 Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận, lợi nhuận này sẽ được chia cho các thành viên của pháp nhân đó. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
Pháp nhân thương mại mang các đặc điểm sau:
- Pháp nhân thương mại trước hết là một pháp nhân.
Theo Điều 74 Bộ luật Dân sự năm 2015, một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Được thành lập theo quy định của Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.
+ Có cơ cấu tổ chức với cơ quan điều hành và một số cơ quan khác.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của chính pháp nhân được thành lập.
+ Nhân danh chính pháp nhân tham gia quan hệ pháp luật độc lập.
- Mục đích hoạt động của pháp nhân thương mại là chủ yếu tìm kiếm lợi nhuận.
Marketing thương mại hướng nhiều tới các doanh nghiệp trung gian trong chuỗi cung ứng sản phẩm đến với khách hàng cuối cùng. Doanh nghiệp sẽ có những hoạt động như thưởng doanh số, tăng chiết khấu, tạo sự kiện, pop-up tại điểm bán,… để kích thích các đối tác của họ đẩy bán sản phẩm tới khách hàng từ đó kéo theo nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Thương mại quốc tế tư là hoạt động thương mại quốc tế diễn ra giữa các thương nhân (cá nhân, tổ chức kinh tế có thể là quốc gia khi quốc gia tham gia với tư cách như một thương nhân). Tính “quốc tế” hay sự liên quan tới hai hay nhiều quốc gia khác nhau của hoạt động thương mại quốc tế tư phụ thuộc vào từng hệ thống pháp luật, điều ước quốc tế. Các tiêu chí thường được dùng để xác định tính “quốc tế” của hoạt động thương mại quốc tế tư, quan hệ thương mại quốc tế tư gồm:
– Một bên hoặc các bên là người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài; hoặc
– Căn cứ để xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ thương mại phát sinh ở nước ngoài; hoặc
– Tài sản là đối tượng của quan hệ thương mại đang ở nước ngoài.
Quan hệ thương mại quốc tế giữa thương nhân và quốc gia (quan hệ mua bán hàng hóa, dịch vụ, quan hệ giữa nhà đầu tư nước ngoài với nước tiếp nhận đầu tư…) có thể được coi là một dạng quan hệ thương mại quốc tế tư đặc biệt. Dù quan hệ này có sự tham gia của quốc gia- chủ thể có quyền miễn trừ tư pháp, ngày nay, quốc gia thường từ bỏ quyền miễn trừ này khi tham gia quan hệ thương mại quốc tế với thương nhân, theo đó, biến vị thế của quốc gia trở nên tương tự như thương nhân trong quan hệ thương mại giữa hai bên.
Từ đó có thể hiểu quan hệ thương mại song phương là quan hệ thương mại quốc tế được tiến hành giữa hai quốc gia nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm việc mua bán hàng hóa, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác nhằm mục đích sinh lợi.
Một hình thức khác được nhắc đến về Marketing thương mại chính là việc hợp tác cùng doanh nghiệp khác.
Nhằm gia tăng khả năng thành công trong lĩnh vực của mình, các doanh nghiệp mới nhập cuộc trên thị trường thường lựa chọn kết hợp với các thương hiệu có uy tín sẵn có nhằm tận dụng danh tiếng của những thương hiệu lớn để thâm nhập vào thị trường và từ đó xây dựng vị thế cho riêng mình.
Bên cạnh thuật ngữ thương mại là gì, nhiều người cũng rất thắc mắc về mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại.
Vi phạm hợp đồng thương mại là việc một bên không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hoặc không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật Thương mại. Khi vi phạm hợp đồng thương mại, thương nhân sẽ phải chịu trách nhiệm như sau:
7.1. Mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại
Theo quy định tại Điều 300 Luật Thương mại năm 2005, việc phạt vi phạm được quy định như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Theo quy định này, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra khi hợp đồng thương mại giữa các bên có thỏa thuận về nội dung phạt vi phạm và một trong các bên vi phạm điều khoản về phạt hợp đồng đã thỏa thuận.
Căn cứ Điều 301 Luật Thương mại năm 2005, mức phạt vi phạm được quy định như sau:
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.
Như vậy, nếu vi phạm hợp đồng thương mại, bên vi phạm có nghĩa vụ nộp phạt theo mức mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên mức phạt tối đa sẽ bị giới hạn ở mức 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
7.2 Mức bồi thường thiệt hại hợp đồng thương mại
Theo Điều 302 Luật Thương mại, nếu một bên vi phạm hợp đồng thương mại gây thiệt hại cho bên còn lại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm:
- Giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại phải chịu
- Khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm hợp đồng thương mại đáng lẽ được hưởng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đẩy đủ các yếu tố sau:
- Hành vi vi phạm không thuộc trường hợp được miến trách nhiệm.
- Hành vi vi phạm hợp đồng thương mại là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Để được bồi thường đầy đủ, bên bị thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất và khoản lợi trực tiếp mà đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
7.3. Trường hợp được miễn trách nhiệm khi vi phạm
Căn cứ Điều 294 Luật Thương mại 2005, bên vi phạm hợp đồng thương mại sẽ được miễn trách nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại.
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng.
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia.
- Hành vi vi phạm xảy ra do thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm ký hợp đồng thương mại.
Để được miễn trách nhiệm khi vi phạm, bên vi phạm hợp đồng thương mại phải chứng minh được mình thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm.