Chuyển Đổi Số Và Đổi Mới Sáng Tạo Trong Bối Cảnh

Chuyển Đổi Số Và Đổi Mới Sáng Tạo Trong Bối Cảnh

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số - Cơ hội và thách thức

Ông Trần Văn Huyến, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang tham quan khu trưng bày sản phẩm tại Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023.

"Tuần lễ chuyển đổi số năm nay hướng đến mục tiêu nâng cao nhận thức, tạo cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả công tác chuyển đổi số, đẩy mạnh liên kết hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; đồng thời hỗ trợ quảng bá các tiềm năng, góp phần nâng cao hiệu quả xúc tiến, thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp công nghệ vào địa bàn tỉnh Hậu Giang và vùng Đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và khu vực", Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang nhấn mạnh.

Diễn ra trong thời gian từ ngày 18 đến 20-5, tuần lễ chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2023 với nhiều chuỗi hoạt động, hội thảo, sự kiện triển lãm vô cùng phong phú và thiết thực, tập trung trên các lĩnh vực như: Chuyển đổi số cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, cho các ngành Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục, Du lịch; Hội thảo Xúc tiến đầu tư, Xúc tiến thương mại và Xúc tiến đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Ông Lâm Nguyễn Hải Long, Chủ tịch Hội Tin học thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: “Qua một năm đồng hành cùng tỉnh Hậu Giang, HCA thấy nhận thức về chuyển đổi số của cán bộ, công chức, doanh nghiệp, người dân đã chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, tư tưởng. Đặc biệt là doanh nghiệp, người dân đã bắt đầu có ý thức, mong muốn được tham gia vào quá trình chuyển đổi số. Thông qua Tuần lễ năm nay, HCA kỳ vọng hoạt động này không chỉ góp phần thúc đẩy tỉnh Hậu Giang mà còn là tiền đề phát triển liên kết vùng, phát triển kinh tế xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long".

(TG) - “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024” được kỳ vọng sẽ đóng góp tích cực vào công cuộc chuyển đối số, qua đó góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang. Đồng thời là tiền đề phát triển liên kết vùng, phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long trong giai đoạn mới.

Tiếp nối giá trị và kết quả đạt được của các năm 2022, 2023, UBND tỉnh Hậu Giang đã ban hành kế hoạch về việc tổ chức “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024”.

Chương trình có sự phối hợp của Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hậu Giang; nhằm mục đích thúc đẩy phát triển các giải pháp chuyển đổi số, tìm kiếm giải pháp công nghệ và đổi mới sáng tạo trong việc phát triển kinh tế xanh và bền vững phù hợp với tỉnh, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, môi trường. Đồng thời, tạo cơ hội trao đổi, hợp tác giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng. Đây cũng là dịp để các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long quảng bá hình ảnh, thu hút đầu tư, mở ra nhiều cơ hội hợp tác tiềm năng trong tương lai...

“Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024” do UBND tỉnh Hậu Giang chủ trì, phối hợp với Hội tin học Thành phố Hồ Chí Minh cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh tổ chức ngày 23 và 24/5/2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Hậu Giang. Thông tin chi tiết về chương trình được cập nhật tại website: https://tuanleso-khoinghiep.haugiang.gov.vn/

“Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024” dự kiến có khoảng 1.000 đại biểu tham dự bao gồm các chuyên gia, diễn giả hàng đầu về chuyển đổi số, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến từ các bộ, ngành Trung ương; đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, hội ngành nghề, tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp tỉnh Hậu Giang, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; các tổ chức, đoàn xúc tiến thương mại, tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Đây là năm thứ ba của chương trình ba năm liên tiếp mà Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh cam kết cùng tỉnh Hậu Giang tổ chức các sự kiện lớn về ngành công nghệ thông tin và Chuyển đổi số cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long trong đó chọn Hậu Giang làm điểm đến.

Theo kế hoạch, chương trình năm nay sẽ có 6 hội thảo và 4 hoạt động bền lề, bao gồm: 1) Khu trải nghiệm và trưng bày Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo diễn ra xuyên suốt trong 2 ngày với 60 gian hàng, trong đó có 40 gian hàng trưng bày các sản phẩm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sản phẩm OCOP, và 20 gian hàng giới thiệu các thiết bị công nghệ, các sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số uy tín đến từ các tổ chức, tập đoàn, doanh nghiệp khắp cả nước. 2) Các chủ đề hội thảo được mở rộng với hơn 30 bài tham luận giới thiệu, chia sẻ kinh nghiệm triển khai các giải pháp, ứng dụng công nghệ trong nhiều lĩnh vực như: Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hướng tới công nghệ xanh, thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số; Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; Chuyển đổi số thúc đẩy bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững. 3) Bên cạnh những hoạt động chính, trong khuôn khổ Tuần lễ còn có các hoạt động tham quan, kết nối, hỗ trợ các doanh nghiệp tỉnh thực hiện công tác chuyển đổi số; cũng như các hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho cộng đồng.

Theo Ban tổ chức, “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024” cũng là cơ hội kết nối hệ sinh thái của tỉnh Hậu Giang với hệ sinh thái vùng, quốc gia. Giới thiệu, quảng bá dự án, sản phẩm khởi nghiệp, sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm phục vụ du lịch địa phương... Qua đó tạo cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các tổ chức, cá nhân khởi nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa với các chuyên gia hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Ngày 2/12/2020 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU về xây dựng Chính quyền điện tử và chuyển đổi số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đến nay, tỉnh đã hoàn thành và đưa vào vận hành hiệu quả các nền tảng dùng chung thiết yếu, Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Ứng dụng di động Hậu Giang (Hau Giang App) được nhiều người dân sử dụng và đánh giá cao, tỉnh đã thành lập hơn 600 Tổ Công nghệ số cộng đồng tại tất cả các ấp, khu vực trên địa bàn tỉnh với hơn 4.000 thành viên tham gia để hỗ trợ cho người dân tham gia chuyển đổi số, đặc biệt là tỉnh đã thành lập Khu Công nghệ số tỉnh Hậu Giang, với quy mô 28,5ha... Qua đó đã tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý điều hành của 3 cấp chính quyền; tạo môi trường giao tiếp khoa học và hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước với nhau, cũng như giữa người dân và doanh nghiệp với chính quyền; góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch và tăng mức độ hài lòng của người dân với chính quyền; đồng thời đã tăng đáng kể các chỉ số về cải cách hành chính, năng lực cạnh tranh và chuyển đổi số của tỉnh.

Cùng với khát vọng vươn lên của Hậu Giang, thông qua các hoạt động như “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024”, cấp ủy và chính quyền tỉnh kỳ vọng Hậu Giang sẽ luôn là điểm đến lý tưởng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư; đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, với sự sẵn sàng về cơ chế, chính sách, đến môi trường đầu tư, cũng như nguồn lực tại chỗ; xác định công nghệ thông tin là bước đột phá, tạo ra bước phát triển mạnh mẽ cho Hậu Giang, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đã đề ra “Đưa tỉnh Hậu Giang trở thành một trong những tỉnh phát triển khá của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long...”./.

Các đơn vị tài trợ, đồng hành cùng “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024”:

Tài trợ Vàng: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hương Việt; Công ty TNHH MTV Phát triển Công viên phần mềm Quang Trung; Công ty TNHH Công nghệ Azitech; VNPT Hậu Giang.

Tài trợ Bạc: Công ty TNHH DIGI-TEXX; Công ty TNHH một thành viên Phát triển Phần mềm Âu Lạc; Công ty TNHH FPT IS.

Tài trợ Đồng: Liên minh Chuyển đổi số Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT; Công ty TNHH TP-LINK Technologies Việt Nam; Công ty Cổ phần iNET.

Đồng tài trợ: CNB Global Technology Inc; Công ty Cổ phần Trobz Consulting; Công ty Cổ phần Tmark; Công ty TNHH Phát triển Công nghệ Đông Nam; MobiFone tỉnh Hậu Giang; Viettel Hậu Giang - Chi nhánh Tập đoàn - Công nghiệp - Viễn thông Quân đội.

Đơn vị đồng hành: Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI.

(HG) - Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024 (Mekong Delta Digital Transformation and Innovation Startup Week 2024) sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 24-5 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh. Tuần lễ dự kiến thu hút hơn 1.000 lượt khách tham dự đến từ các cơ quan bộ, ngành trung ương và địa phương; các hiệp hội, hội ngành nghề; các tổ chức, đoàn xúc tiến thương mại; các tập đoàn, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong Delta 2024, sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/5 tới đây tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Trong tuần lễ có 6 phiên hội thảo: Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển kinh tế xanh và bền vững; Chuyển đổi số thúc đẩy chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số; Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo mở hướng tới công nghệ xanh, kinh tế tuần hoàn; Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững; Công nghệ mới thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp; Chuyển đổi số thúc đẩy bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững.

Khu trải nghiệm và trưng bày với hơn 70 gian hàng, trong đó 30 gian hàng giới thiệu các mô hình, giải pháp chuyển đổi số, các xu hướng công nghệ mới thúc đẩy phát triển bền vững; 40 gian hàng giới thiệu các mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ, công nghệ cao…

Ngoài ra, còn có các hoạt động tham quan Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang; tham quan và làm việc cùng các đơn vị tiêu biểu của tỉnh; các chương trình kết nối và các chương trình cộng đồng.

Đây là năm thứ 3 UBND tỉnh phối hợp cùng Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh (HCA) tổ chức Tuần lễ. Năm đầu tiên, tuần lễ được tổ chức với tên gọi “Tuần lễ thúc đẩy chuyển đổi số phát triển kinh tế vùng - Hậu Giang 2022”, mục tiêu cùng các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam chia sẻ kinh nghiệm triển khai chuyển đổi số. Từ năm thứ hai, tuần lễ với tên gọi là “Tuần lễ Chuyển đổi số và Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo - Mekong delta 2023”, nội dung và quy mô được mở rộng ngoài tìm kiếm các giải pháp chuyển đổi số hiệu quả còn thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hậu Giang nói riêng, của khu vực và cả nước nói chung.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng phát biểu đề dẫn Hội thảo

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương dự, chủ trì và phát biểu đề dẫn Hội thảo.

Tham dự và chủ trì Hội thảo có GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện, GS.TS Nguyễn Đức Khương, Phó Trưởng khoa (Giám đốc điều hành) Trường Kinh doanh EMLV và Giám đốc Phát triển quốc tế, De Vinci Higher Education, Pháp, Chủ tịch AVSE toàn cầu.

Đây là sự kiện khoa học do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE) tổ chức 2 năm một lần, nhằm trao đổi, thảo luận những vấn đề về lãnh đạo, quản trị, quản lý phát triển mới, có tác động sâu sắc đến thế giới, khu vực và Việt Nam.

Phát biểu khai mạc và chỉ đạo Hội thảo quốc tế, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh sự kết hợp giữa công nghệ, thể chế và con người trong quá trình chuyển đổi số đang làm thay đổi sâu sắc nội hàm về chiến lược phát triển rút ngắn và về con đường phát triển “đi tắt, đón đầu” của các quốc gia đi sau, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cần thấy rằng, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo muốn thành công không đơn thuần chỉ dựa vào công nghệ, mà cần dựa trên sự kết hợp giữa cả ba yếu tố: công nghệ, thể chế và con người. Điều này đang làm thay đổi sâu sắc nội hàm về chiến lược phát triển rút ngắn và về con đường phát triển “đi tắt, đón đầu” của những nước đi sau, trong đó có Việt Nam.

Để đạt được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững, Việt Nam luôn quan tâm đầu tư, phát triển giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ, nhờ đó, trong những năm qua đã mang lại kết quả nổi bật. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư".

Tuy nhiên, theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Việt Nam còn một khoảng cách khá lớn so với một số nước trong khu vực và các nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực đổi mới sáng tạo và trong việc đưa đổi mới sáng tạo trở thành một động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Và để vượt qua được những thách thức trên, GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh 4 nhóm vấn đề, cũng có thể được coi là 4 trụ cột của động lực phát triển dựa trên đổi mới sáng tạo của Việt Nam, trong đó, trên tất cả, yếu tố con người phải giữ vai trò quyết định.

Tham luận tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đã cùng nhận diện rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số; nhận diện nhu cầu về phát triển lý luận, các lý thuyết luận giải và khái quát thực tiễn về đổi mới sáng tạo; năng lực dự báo và các giải pháp chính sách đột phá để duy trì động lực đổi mới sáng tạo trong bối cảnh số...

Trên cơ sở đánh giá một cách toàn diện những kết quả đạt được trong việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước Việt Nam về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; trong đó, tập trung phân tích, đánh giá các quy định pháp luật, cơ chế, chính sách hiện hành về khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, các tham luận tại Hội thảo đề xuất hệ thống các giải pháp để phát huy vai trò động lực của đổi mới sáng tạo trong quá trình chuyển đổi số ở Việt Nam.

Hệ thống giải pháp được nhận diện, đề xuất tập trung vào những vấn đề có tính chiến lược, hoạch định chính sách; thay đổi nhận thức, phát triển mô hình thực tiễn; phát huy vai trò của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh với tư cách là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng về khoa học lý luận chính trị, khoa học lãnh đạo cho đội ngũ các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp trong và ngoài hệ thống chính trị - trong thúc đẩy đổi mới tư duy và phản ứng chính sách về đổi mới sáng tạo trong bối cảnh số; và phát huy vai trò của các tổ chức tư vấn quốc tế như Hội các nhà khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE toàn cầu); các hình thức phối hợp học thuật.

Các đại biểu cũng thảo luận, kiến nghị các giải pháp nâng cao năng lực khoa học công nghệ quốc gia; hoàn thiện hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, nâng cao năng lực hấp thụ tiến bộ khoa học và công nghệ; để khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo thực sự trở thành động lực phát triển của Việt Nam trong thời gian tới; thảo luận về việc huy động vai trò của các tổ chức ngoài nhà nước trong hoạch định đường lối, chính sách tạo động lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong bối cảnh số nhằm phát triển bền vững; phát triển hệ thống thông tin tham khảo nhằm phục vụ nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng cho lãnh đạo, quản lý các cấp...

Hội thảo diễn ra trong 02 phiên. Phiên sáng ngày 25/10/2023 tập trung vào các nội dung Diễn đàn Chính sách: Đổi mới và chuyển đổi số; phiên chiều 25/10/2023 tập trung vào các nội dung về đổi mới khu vực công ở Việt Nam.

Đại biểu tham gia thảo luận bàn tròn Đổi mới sáng tạo trong Chính sách xã hội.

Phát biểu tổng kết phiên sáng, GS.TS Lê Văn Lợi, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khẳng định: từ tiếp cận đa dạng học thuật và thực tiễn trong và ngoài nước, các tham luận tiếp tục khẳng định đổi mới sáng tạo là nhân tố quyết định thành công trong phát triển của các quốc gia. Do đó, việc đưa ra được những lựa chọn có tính đột phá để vừa khơi nguồn sáng tạo và tạo động lực cho quá trình chuyển đổi có tính lâu dài; việc đổi mới khoa học và công nghệ, tiếp tục chuyển đổi số thực chất nói chung và các cơ chế đổi mới sáng tạo nói riêng tiếp tục có ý nghĩa then chốt, đóng vai trò chìa khóa, là động lực, dẫn dắt cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và trên toàn cầu.

Trân trọng cảm ơn các tham luận tại Hội thảo, GS.TS Lê Văn Lợi mong muốn các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, nhận diện vấn đề, thu hút và quy tụ các nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn trong tham mưu cho Học viện triển khai nghiên cứu và chia sẻ tri thức, phát triển khoa học lý luận chính trị, đóng góp vào tư duy chính sách; khuyến nghị chính sách về đổi mới sáng tạo, nhất là đổi mới sáng tạo trong bối cảnh số.

Đồng thời đề nghị các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học cần tiếp tục đào sâu, nghiên cứu về các động lực và rào cản (chính trị, kinh tế, văn hóa,...) cho đổi mới sáng tạo ở Việt Nam và trên thế giới, nhất là trong bối cảnh chuyển đổi số; các giải pháp và mô hình cần được phát triển để thúc đẩy quá trình trên; các cơ hội hợp tác, bao gồm hợp tác học thuật giữa các tổ chức trung ương và địa phương, ở Việt Nam và quốc tế..../.