Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN như thế nào? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của ngân sách Nhà nước. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Cách tính thuế TNDN và quyết toán thuế TNDN như thế nào? Hãy cùng EBH tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Tổ chức, đơn vị sự nghiệp không phải là doanh nghiệp hoạt động và thành lập theo pháp luật Việt Nam quy định, doanh nghiệp nộp thuế GTGT có hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo phương pháp trực tiếp phát sinh thu nhập chịu thuế TNDN mà các đơn vị này không xác định được chi phí nhưng xác định được doanh thu thì thu nhập của hoạt động kinh doanh phải kê khai và tính theo tỷ lệ % trên doanh thu khi nộp thuế TNDN.
Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ
➤ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu
Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định về thuế suất thuế TNDN tính theo tỷ lệ % trên doanh thu như sau:
Hoạt động dịch vụ (Gồm lãi cho vay, lãi tiền gửi)
[Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có)]
2.1. Phần trích lập quỹ Khoa học & Công nghệ (KH&CN)
Theo Thông tư 12/2016/TTLT-BKHCN-BTC, ngày 28/06/2016 của Bộ Khoa học & Công nghệ quy định về đối tượng áp dụng bao gồm: các doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước khác có liên quan.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 78/2014/TT-BTC, thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được tính như sau:
(Khoản thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
Lưu ý: Nếu thu nhập tính thuế bé hơn hoặc bằng 0 thì không phải nộp thuế TNDN.
Theo Điều 2 Thông tư 96/2015/TT-BTC, thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Theo Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 6 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về một số khoản thu nhập được miễn thuế như sau:
2.5. Các khoản lỗ được kết chuyển
Theo Điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC thì cuối năm sau khi quyết toán thuế mà doanh nghiệp lỗ thì được chuyển toàn bộ số lỗ đó vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
2.6. Quy định về mức thuế suất thuế TNDN
Các ngành nghề có thuế suất không đổi đến thời điểm hiện tại theo Thông tư 123/2012/TT-BTC được ký ngày 27/07/2012:
Các ngành nghề có thuế suất thay đổi qua các giai đoạn:
Các doanh nghiệp ngành nghề phổ thông
Thông tư 123/2012/TT-BTC ký ngày 27/07/2012
Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm không quá 20 tỷ đồng và được thành lập theo quy định của pháp luật bao gồm đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã.
Thông tư 141/2013/TT-BTC ký ngày 16/10/2013
Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm trên 20 tỷ
Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng (trừ các trường hợp ưu đãi về thuế)
Từ 01/01/2014 đến ngày 31/12/2015
Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm không quá 20 tỷ và được thành lập theo quy định của pháp luật bao gồm đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã
Thông tư 78/2014/TT-BTC ký ngày 18/09/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ký ngày 22/06/2015
Doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm trên 20 tỷ
Doanh nghiệp mới thành lập trong năm không đủ 12 tháng (trừ các trường hợp ưu đãi về thuế)
- Các doanh nghiệp ngành nghề phổ thông
- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng vốn
- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Doanh nghiệp có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản
Thông tư 78/2014/TT-BTC ký ngày 18/09/2014 và Thông tư 96/2015/TT-BTC ký ngày 22/06/2015
Có TK 3334 - Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Có TK 821 - Chi phí thuế TNDN (8211).
Nợ TK 821 - Chi phí thuế TNDN (8211);
Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh;
Có TK 8211 (chi phí thuế TNDN hiện hành).
Nợ TK 8211 - Chi phí thuế TNDN hiện hành;
Có TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế trực thu, tính trên phần thu nhập chịu thuế của tổ chức, doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động chuyển nhượng và các hoạt động khác trong kỳ tính thuế.
Đối tượng nộp thuế TNDN là các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đều phải có nghĩa vụ nộp thuế TNDN bao gồm:
Lưu ý: Trừ một số trường hợp không thuộc diện nộp thuế TNDN theo quy định như: hộ gia đình, cá nhân kinh doanh, hợp tác xã sản xuất có thu nhập từ sản phẩm mặt hàng về nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...
Kỳ tính thuế TNDN được xác định dựa trên năm dương lịch hoặc năm tài chính:
Đối với doanh nghiệp mới thành lập có kỳ tính thuế năm đầu tiên và doanh nghiệp có kỳ tính thuế năm cuối cùng khi chuyển đổi loại hình, hình thức sở hữu, hoặc sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, phá sản, giải thể có thời gian ngắn hơn 3 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo để hình thành một kỳ tính thuế TNDN. Kỳ tính thuế TNDN năm đầu tiên hoặc cuối cùng không vượt quá 15 tháng.
➤ Kỳ tính thuế TNDN đối với doanh nghiệp nước ngoài
Kỳ tính thuế TNDN theo từng lần phát sinh áp dụng đối với doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam khi có thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam mà khoản này không liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp.
➤ Thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ theo quy định tại Điều 11, Văn bản hợp nhất (số 14/VBHN-VPQH) Luật Thuế TNDN ban hành ngày 15/7/2020 quy định cách tính thuế TNDN như sau:
“Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế được tính bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất; trường hợp doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập ở ngoài Việt Nam thì được trừ số thuế thu nhập đã nộp nhưng tối đa không quá số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quy định của Luật này”.
Cách tính thuế TNDN là: Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế trong kỳ x Thuế suất.
Dưới đây là trình tự thực hiện và thủ tục quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
Bước 1. Lập hồ sơ quyết toán thuế. Thành phần hồ sơ quyết toán thuế TNDN gồm có:
1) Tờ khai quyết toán thuế TNDN theo mẫu 03/TNDN kèm Thông tư 80/2021/TT-BTC.
2) Báo cáo tài chính năm gồm có:
- Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN).
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DNN).
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN).
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp.
- Báo cáo luân chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp.
3) Giấy ủy quyền thực hiện thủ tục nếu không phải là người đại diện theo pháp luật thực hiện công việc.
Ngoài ra, tùy theo thực tế phát sinh đặc thù của từng doanh nghiệp mà nộp thêm các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN tại cơ quan thuế theo đúng thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế theo quy định. Trường hợp thời hạn nộp hồ sơ trùng với ngày nghỉ theo quy định thì thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN sẽ được lùi lại vào ngày làm việc tiếp theo.
Doanh nghiệp nộp thuế cho cơ quan thuế nơi có trụ sở chính và có thể lựa chọn một trong các cách nộp thuế sau:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại trụ sở cơ quan thuế.
- Cách 2: Nộp qua qua hệ thống bưu chính.
- Cách 3: Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận và giải quyết
Trường hợp hồ sơ được nộp trực tiếp tại cơ quan thuế, công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ, ghi thời gian nhận hồ sơ, ghi nhận số lượng tài liệu trong hồ sơ và ghi vào sổ văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ được gửi qua đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi vào số văn thư của cơ quan thuế.
Trường hợp hồ sơ được nộp thông qua giao dịch điện tử, việc tiếp nhận, kiểm tra, chấp nhận hồ sơ khai thuế do cơ quan thuế thực hiện thông qua hệ thông xử lý dữ liệu điện tử.
Doanh nghiệp lưu ý cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp và thời gian quyết toán thuế để chủ động tính toán mức thuế phải nộp và thời gian nộp. Tránh trường hợp nộp thuế muộn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.
Trên đây là những chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH thuế thu nhập doanh nghiệp và cách tính thuế. Hy vọng có thể mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ với cơ quan Thuế - Bộ Tài Chính gần nhất để được trợ giúp.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, thuế TNDN được tính dựa trên doanh thu hay lợi nhuận? Thuế TNDN là một loại thuế quan trọng mà pháp luật yêu cầu tất cả các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh đều phải nộp. Vậy căn cứ nào để tính thuế TNDN? Cùng iHOADON tham khảo bài viết sau đây nhé!
Thuế TNDN được hiểu là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế sau khi đã trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
Thuế TNDN là khoản nộp bắt buộc theo luật của nhà nước. Đây là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng phân phối lại thu nhập và đảm bảo công bằng xã hội. Thuế TNDN giúp phần khuyến khích và tạo điều kiện đầu tư vào các kế hoạch, chiến lược phát triển toàn diện của Nhà nước.
Theo Luật thuế TNDN quy định, các trường hợp nộp thuế TNDN bao gồm:
Ngày 28/05/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP với nội dung gia hạn thời gian nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế TNCN và tiền thuê đất năm 2022. Theo đó, sẽ gia hạn thời gian nộp thuế đối với thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2022 với các tổ chức, doanh nghiệp quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Thời gian gia hạn được quy định là 03 tháng, tính từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN.