Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.
Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được đính chính bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định 312/QĐ-NHNN năm 2017 như sau:
Như vậy, vì sổ tiết kiệm là 1 trong những tài sản đảm bảo theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015, thì việc cầm cố sổ tiết kiệm để vay vốn là một biện pháp bảo đảm tiền vay.
Như vậy, việc nhận tài sản cầm cố là sổ tiết kiệm không trái quy định pháp luật nếu khách hàng vay vốn không vi phạm vào các "nhu cầu vốn không được cho vay" tại Điều 8 nêu trên.
Mục đích vay tiền tại Ngân hàng của bạn không vi phạm vào Điều 8 nêu trên, do đó việc ngân hàng cho vay không vi phạm quy định nếu thực hiện đúng các thủ tục vay vốn và ngân hàng đánh giá rủi ro đúng nghiệp vụ tín dụng.
Trong trường hợp người có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này không đương nhiên bị mất. Các đồng thừa kế của người đã mất có thể trực tiếp đến các ngân hàng nhờ xác minh xem người đó có mở sổ tiết kiệm hay không.
Người có sổ tiết kiệm gửi ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này không bị mất. (Ảnh minh họa)
Để xác minh, người được hưởng thừa kế gửi giấy chứng tử của người chết, giấy tờ tùy thân (để chứng minh quan hệ thừa kế) và kèm theo đơn yêu cầu nhờ phối hợp kiểm tra, xác minh đến từng ngân hàng nơi mà người chết có thể đã mở sổ tiết kiệm.
Sau khi xác minh, nếu người chết có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng thì các đồng thừa kế làm thủ khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.
Người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm được chia thế nào?
Trường hợp người chết không để lại di chúc định đoạt tài sản của mình (ở đây là sổ tiết kiệm) cho người khác thì việc thừa kế sẽ được thực hiện chia theo quy định của pháp luật. Cụ thể tại Điều 651 BLDS năm 2015 có quy định các hàng thừa kế theo pháp luật như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Căn cứ quy định trên, khi người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế là sổ tiết kiệm sẽ được chia theo thứ tự các hàng thừa kế.
Thủ tục rút sổ tiết kiệm của người đã mất
Để rút tiền tiết kiệm của người chết, cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Phân chia thừa kế sổ tiết kiệm
Để được chia thừa kế sổ tiết kiệm, người thừa kế thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản hoặc phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng. Các giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị bao gồm:
- Giấy chứng tử của người chết.
- Giấy tờ tùy thân để chứng minh quan hệ thừa kế như: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu của người lập và người nhận; Sổ hộ khẩu; Xác nhận tình trạng hôn nhân; Đăng ký kết hôn...
Nếu người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm chia theo thứ tự hàng thừa kế. (Ảnh minh họa)
Sau khi nộp hồ sơ, trình bày tình huống, công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ của các người thừa kế và niêm yết thông báo khai nhận/thỏa thuận phân chia thừa kế tại Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày.
Sau thời gian trên nếu không có khiếu nại, tố cáo gì thì Văn phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản về thừa kế.
Bước 2: Đến ngân hàng rút sổ tiết kiệm
Sau khi có được văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản khai nhận di sản thừa kế, những người thừa kế mang theo sổ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân cùng văn bản thừa kế (đã được công chứng) đến ngân hàng nơi người chết gửi sổ tiết kiệm để được rút tiền và nhận tiền.
Khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ, người thừa kế ký nhận số tiền do người chết để lại. Các đồng thừa kế có thể cùng nhau đến ngân hàng nhận tiền hoặc ủy quyền cho một người trong số đồng thừa kế để đại diện đến ngân hàng nhận tiền.
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về tài sản bảo đảm như sau:
Như vậy, có thể thấy sổ tiết kiệm là một loại tài sản và cũng là loại tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định như sau:
Như vậy, khách hàng có nhu cầu vay vốn ngân hàng thì phải đáp ứng những điều kiện nêu trên.
Sổ tiết kiệm có được xem là tài sản bảo đảm không?