Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Điện Bàn

Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Điện Bàn

Ông Võ Văn Trung, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên, được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng, tại phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Ông Võ Văn Trung, nguyên Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên, được phát hiện tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà riêng, tại phường Mỹ Phước, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Trung tâm phát triển quỹ đất là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC, Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

Trung tâm phát triển quỹ đất có thể có các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh.

Có thể thấy, Trung tâm phát triển quỹ đất là tổ chức thực hiện một số dịch vụ trong lĩnh vực đất đất nhưng không tham gia vào thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).

Trung tâm phát triển quỹ đất có phải là tổ chức phát triển quỹ đất?

Để phân biệt Trung tâm phát triển quỹ đất khác gì với tổ chức phát triển quỹ đất cần hiểu rõ vị trí, chức năng của hai tổ chức này.

Về vị trí: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (theo điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.

Về chức năng: Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác (theo Điểm a Khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

Theo đó, về cơ bản chức năng của hai tổ chức này là giống nhau, đều là tổ chức thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai. Điều này xuất phát quy định Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập hoặc tổ chức lại để thay thế Trung tâm phát triển quỹ đất. Thời gian chưa thành lập hoặc chưa tổ chức lại thì Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập vẫn được tiếp tục hoạt động.

Nội dung này được quy định rõ tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

“5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao”.

Trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện được quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm phát triển quỹ đất như sau:

a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;

c) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;

d) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;

đ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;

e) Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh).

Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất và các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm phát triển quỹ đất và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Theo quy định trên có thể hiểu trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện chính là chi nhánh thuộc trung tâm phát triển quỹ đất được thành lập các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Đây là đơn vị hạch toán phụ thuộc; có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy quy định cụ thể về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện (chi nhánh) sẽ do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ở các khu vực thực hiện cho phù hợp với tình hình địa phương.

Vấn đề “Quy định về trung tâm phát triển quỹ đất cấp huyện ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật Sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; thời hạn, điều kiện cấp sổ đỏ đất thổ cư,… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

– Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.– Nguồn tài chính sử dụng bao gồm:+ Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm phát triển quỹ đất (sau khi cân đối với nguồn thu sự nghiệp), theo quy định hiện hành để phù hợp với cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;+ Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:Kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và kinh phí quản lý dự án đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật.Kinh phí quản lý và khai thác quỹ đất đã thu hồi, nhận chuyển nhượng, tạo lập, phát triển; kinh phí quản lý và khai thác quỹ nhà đất đã xây dựng phục vụ tái định cư theo dự toán được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Phí đấu giá, tiền bán hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành và quy định cụ thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết; lãi tiền gửi tổ chức tín dụng.Các khoản thu từ thực hiện hoạt động dịch vụ theo hợp đồng ký kết và theo quy định của pháp luật.Các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp khác theo quy định của pháp luật.+ Nguồn vốn được ứng từ ngân sách nhà nước, từ Quỹ phát triển đất hoặc Quỹ đầu tư phát triển, quỹ tài chính khác được ủy thác để thực hiện nhiệm vụ theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;+ Nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng;+ Nguồn vốn từ liên doanh, liên kết để thực hiện các chương trình, phương án, dự án, đề án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;+ Nguồn viện trợ, tài trợ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

– Việc phối hợp thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa Trung tâm phát triển quỹ đất, Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất với Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện), cơ quan tài chính và các cơ quan, đơn vị khác có liên quan phải theo các nguyên tắc sau:+ Bảo đảm thực hiện đồng bộ, thống nhất, chặt chẽ, kịp thời, công khai, minh bạch;+ Xác định rõ cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp; trách nhiệm, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị; nội dung, thời hạn, cách thức thực hiện; chế độ thông tin, báo cáo;+ Tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức hoạt động của từng cơ quan, đơn vị.

Căn cứ Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của trung tâm phát triển quỹ đất như sau:“2. Cơ cấu tổ chức:a) Phòng Hành chính – Tổng hợp;b) Phòng Kế hoạch – Tài chính;c) Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;d) Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;đ) Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;e) Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh).”Theo đó tùy theo khu vực mà sẽ có ít nhất 5 phòng (ở nơi không thành lập chi nhánh trung tâm phát triển quỹ đất) bao gồm: Phòng Hành chính – Tổng hợp; Phòng Kế hoạch – Tài chính; Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng; Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất; Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai.

(LSĐT) - Ngày 06/5, UBND huyện tổ chức Công bố Quyết định thành lập Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc Sơn. Tới dự có đồng chí Bùi Văn Hiền – Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; Các đồng chí Lãnh đạo UBND huyện; Lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị chức năng của huyện.

Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc Sơn (Trung tâm) được thành lập theo Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 05/3/2019 của UBND tỉnh Hòa Bình. Theo đó, Trung tâm là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, gia đình, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.

Nhiệm vụ của trung tâm gồm: Lập, trình kế hoạch sử dụng đất hàng năm; Lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện phương án giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất; lập, trình phê duyệt dự án đầu tư, xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định và quản lý các quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cung cáp thông tin về địa điểm, giá đất, quỹ đất cho tổ chức cá nhân theo yêu cầu....

Tổ chức bộ máy của Trung tâm gồm: 1 Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc, chia làm 4 tổ chuyên môn, nghiệp vụ (Tổ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; Tổ Khai thác và phát triển quỹ đất; Tổ Kế toán – tổng hợp). Trung tâm được tự chủ về biên chế, Giám đốc Trung tâm xây dựng Đề án vị trí việc làm, báo cáo UBND huyện đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tuyển dụng. Đồng chí Quách Khắc Dương – Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường được UBND huyện quyết định bổ nhiệm làm Giám đốc kiêm nhiệm Trung tâm phát triển quỹ đất huyện Lạc Sơn.

Tại Lễ công bố Quyết định, đồng chí Nguyễn Ngọc Điệp – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện đã trao quyết định thành lập Trung tâm và tặng hoa chúc mừng đại diện lãnh đạo Trung tâm. Phát biểu tại buổi lễ, Đồng chí Chủ tịch UBND huyện nhấn mạnh, Trung tâm được thành lập với 02 nhiệm vụ quan trọng đó là: Đền bù – giải phóng mặt bằng; phát triển quỹ đất. Thành lập trên nền tảng đội ngũ cán bộ có kinh nghiệp, đảm bảo về chuyên môn, nghiệp vụ; có hành lang pháp lý đầy đủ. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn như: Mới thành lập, nhân sự chưa đầy đủ, là đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính. Đồng chí Chủ tịch UBND huyện mong muốn toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, lao động Trung tâm cố gắng phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn ban đầu để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ. Trước mắt, cần xây dựng, hoàn thiện Quy chế hoạt động, tổ chức cán bộ; tập trung thực hiện tốt các bước để đảm bảo công tác giải phóng mặt bằng Dự án xây dựng Hồ Cánh Tạng. Về nhiệm vụ lâu dài, Trung tâm cần nghiên cứu, tìm hiểu, khai thác, phát triển tốt các quỹ đất trên địa bàn huyện. Đồng thời, đồng chí Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện thực hiện tốt công tác phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Lạc Sơn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao./.