Vẽ Mỹ Thuật Thời Kỳ Cổ Đại

Vẽ Mỹ Thuật Thời Kỳ Cổ Đại

Chương này tóm tắt lịch sử phát triển của mỹ thuật thế giới, bao gồm mỹ thuật Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, cũng như mỹ thuật châu Âu và châu Á. Nó mô tả các loại hình nghệ thuật chính của Ai Cập cổ đại bao gồm kiến trúc, điêu khắc, bích họa và đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập.

Chương này tóm tắt lịch sử phát triển của mỹ thuật thế giới, bao gồm mỹ thuật Ai Cập cổ đại, Hi Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, cũng như mỹ thuật châu Âu và châu Á. Nó mô tả các loại hình nghệ thuật chính của Ai Cập cổ đại bao gồm kiến trúc, điêu khắc, bích họa và đặc điểm của nghệ thuật Ai Cập.

Trường Mỹ Thuật thi 2 môn vẽ

Trong khi các trường khác chỉ xét một môn vẽ, hoặc thi chì hoặc thi màu thì ở trường Mỹ Thuật sẽ xét tuyển cả 2 môn này luôn, nghĩa là bắt buộc bạn phải thi vừa Hình Họa vừa Màu. Đây là điều rất quan trọng cần lưu ý để bạn có thể sắp xếp thời gian ôn thi cho phù hợp, ôn sớm hơn và cần thời gian nhiều hơn cho cả 2 môn. Trường Mỹ Thuật cũng không nhận điểm vẽ ở bất cứ trường nào khác nên bạn chỉ có thể thi tại trường mà thôi.

Về cách tính điểm năm 2021-2022 gần đây, môn văn chỉ còn xét điều kiện, đảm bảo yêu cầu trên 5 là được. Điểm tổng được tính bằng cách: điểm hình họa nhân 2 cộng với màu trên thang điểm là 30, không cộng môn văn vào như các năm trước nữa. Môn văn có thể xét bằng cách nộp học bạ trung bình 3 năm hoặc điểm thi tốt nghiệp THPT, với những bạn thí sinh tự do, có thể nộp học bạ và không cần thi lại môn văn, chỉ cần thi mỗi vẽ thôi.

- Những lưỡi rìu hình chiếc hia có gót vuông được trang trí đặc biệt

Thời Đông Sơn người ta từng đúc nhiều kiểu lưỡi rìu, từ nhỏ xíu để làm đồ minh khí – tùy táng cho đến to nhất tương đương một bàn tay. Đẳng cấp nhất là loại rìu hình như chiếc hia có gót gần như vuông, thường to cỡ nửa bàn tay. Trong số đó có những chiếc được đặc biệt trang trí bằng những nét đúc trên bề mặt. Phổ biến là cảnh dùng chó săn hươu với các diềm trang trí bao quanh 3 mặt, khớp theo các cạnh của lưỡi rìu. Đó là các đường diềm trang trí hình ô trám nối tiếp mà dân chơi đồ cổ gọi là hoa văn “trám lồng” – chúng được tạo thành do các đường zic zăc đối lập và đan xen, tạo thành hình hình học dạng con thoi nối tiếp nhau. Vẻ đẹp kiểu hoàn toàn trừu tượng này bao quanh bức tranh mà các nghệ nhân cổ muốn kể lại một cách hiện thực nhất có thể, vào thời cổ đại cách đây hơn 2.000 năm.

Môn thi Hình Họa có vẽ Chân Dung và Toàn Thân:

Vẽ chân dung: Bài thi được làm trong 5 tiết (1 tiết tương đương 45 phút làm bài và 15 phút cho mẫu nghỉ) và hoàn thành trong 1 buổi sáng. Bạn sẽ vẽ trên khổ giấy a2 với kích thước khoảng 40x50, giá vẽ và bảng vẽ được trường cung cấp sẵn tại phòng thi. Đề bài sẽ là vẽ chân dung mẫu người thật (thường là nam thanh niên) cho sẵn và thường yêu cầu vẽ từ đầu đến qua khỏi xương quai xanh một chút.

Vẽ toàn thân: Bài thi được làm trong 8 tiết (1 tiết tương đương 45 phút làm bài và 15 phút cho mẫu nghỉ) và hoàn thành trong 2 buổi sáng. Sau khi vẽ xong buổi đầu, phòng thi sẽ đóng cửa và bạn cứ giữ nguyên vị trí vẽ của mình để hôm sau lên làm bài tiếp. Bài vẽ thực hiện trên khổ giấy a1 với kích thước khoảng 50x70, giá vẽ đứng được cung cấp sẵn và yêu cầu vẽ lại toàn thân mẫu một nam thanh niên được xếp dáng sẵn (có thể là dáng đứng hoặc ngồi và tay cầm một vật gì đó).

Những bức tượng sơ khai nhất của người Việt cổ

Ngay ở buổi bình minh của dân tộc, các tiền bối của người Việt cổ đã quen “nghịch đất” và thử “nặn tượng”. Bằng chứng là qua các cuộc khai quật khảo cổ ở thời hiện đại, thế hệ con cháu mấy trăm đời sau còn tìm thấy một số “bán thành phẩm” điêu khắc của tổ tiên – hầu hết đều… chưa nặn thành hình. Bên cạnh đó còn có tượng đá, số lượng rất ít nhưng đáng chú ý ở chỗ rất rõ hình tượng và được coi gần như đã làm xong. Ở đây tôi chỉ xin bàn đến các tượng đá và đất nung – còn tượng đồng thì muộn hơn và công nghệ cũng đã cao hơn (vì phải nặn mẫu xong làm khuôn rồi mới tới công đoạn nấu đồng và đúc rót…). Ngày nay chúng ta đã có cả một “nền Điêu khắc Việt Nam” với nhiều thành tựu, thiết tưởng cũng nên nhìn lại để đánh giá bước khởi đầu chập chững vào nghề của tổ tiên chứ nhỉ?

Các nhà khảo cổ đào được khá nhiều mảnh vụn… nghi vấn là tượng đất nung trong các cuộc khai quật những di chỉ thuộc các Văn hóa khảo cổ Phùng Nguyên, Đồng Đậu và Gò Mun (chỉ riêng tại di chỉ Thành Dền đã đào được tới 114 tiêu bản). Căn cứ vào những gì đã chính thức công bố thì chỉ có tượng động vật – mà nhiều khả năng đó là các vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, vịt… Chưa hề tìm thấy tượng người hay các “đề tài khác” bằng đất nung. Đó là những tượng rất nhỏ, kích thước chỉ vài cm, đều ở mức độ chưa hoàn thiện khiến đời sau phải đoán xem đó là con gì. Chỉ rất ít tượng còn nguyên, phần nhiều vỡ vụn, gãy các chi tiết.

“Nổi tiếng” nhất trong số này – vì được bày trong Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Bác Cổ – Hà Nội) là mấy tượng gà, bò (hoặc trâu), thuộc Văn hóa khảo cổ Đồng Đậu. Tạo dáng gà khá rõ: đầu, cổ, thân và đuôi. Thậm chí tư thế con gà vươn cổ, vểnh đuôi một cách điển hình kiểu gà chứng tỏ người nặn đã quan sát gà rất kỹ, bắt dáng được con gà. Tuy nhiên tượng gà vẫn như chưa xong vì thiếu chân, mào, mỏ – rất có thể đã được nặn rồi lại gẫy vì bị vùi trong lòng đất mấy ngàn năm… Tuy nhiên khả năng nặn chưa xong thì hợp lý hơn, căn cứ vào vết tích còn lại và cũng căn cứ vào trình độ hết sức sơ khai của người Đồng Đậu khi đó. Còn tượng bò thì tùy: có tài liệu bảo đó là trâu – bởi tạo dáng còn đang dang dở, chưa rõ những đặc điểm cốt yếu để khẳng định là một trong 2 con vật này như kiểu sừng, u bò, yếm bò (mà trâu không có)…

Dù sao các tượng bò và gà kể trên cũng đã là loại “khá” lắm bởi đa số các tượng đất nung còn lại sau các cuộc khai quật đều “kém hơn nữa” về tạo hình. Nếu chúng ta có ý định “chiêm ngưỡng tác phẩm điêu khắc” thì nhiều khả năng sẽ đành nản lòng! Tuy vậy, các tượng này chí ít vẫn để lại cho chúng ta một vài thông tin hữu ích. Thứ nhất: cỡ tượng rất nhỏ, chỉ vài phân (cm). Thứ hai: được làm nhân thể khi người ta làm gốm, tranh thủ nặn chơi chút cho vui rồi đem nung kèm. Có một số phán đoán: nặn chơi, nặn để làm kiểu tượng bùa, nặn làm đồ chơi cho trẻ con… mà cũng có thể chính trẻ con mới là “tác giả” – nặn để chơi.

Nhìn rộng ra trong lịch sử thế giới, các nền văn minh tối cổ cũng để lại khá nhiều tượng đất nung cỡ nhỏ và không hoàn thiện. Người nguyên thủy trên bước đường chập chững vươn lên thành các dân tộc, quốc gia sơ khai hóa ra rất thích vẽ, nặn, đục đẽo… để tái tạo hình người và động vật mà họ thấy quen thuộc. Đây là quá trình nhận thức thế giới bằng cách tái tạo hình của người nguyên thủy.

– Những bức tranh hiện thực mà tổ tiên để lại cho con cháu ngàn sau…

Có người chê “bức tranh” gì mà bé tí? lại chỉ có mấy nét đơn sơ? Riêng tôi ngậm ngùi xúc động: vâng, so với ngày nay thì nói làm gì – người ta có thể đúc ra những bức tranh nét nổi tinh vi và phức tạp để tả lại câu chuyện hay hơn thế hàng triệu lần!

Nhưng các rìu chiến đúc hình “chó đón hươu” ấy là thành quả kỹ thuật đặc biệt nhất của tổ tiên ta thuở sơ khai, cách đây khoảng từ 2700 năm đến 2000 năm, vào thời các nghệ nhân đang mầy mò đúc đồng để trang bị cho các chiến binh Việt cổ những chiếc rìu cận chiến sắc bén nhất, đẹp đẽ nhất, thiêng hóa nhất (và chưa biết chừng đã được phù thủy bộ lạc phù phép) để săn thú sao cho hiệu quả nhất. Chuyện dông dài, bao la được rút gọn lại trong mấy nét cô đọng như dạng tín hiệu mà ý tứ vẫn rõ ràng, lại được bao quanh bởi 3 diềm trang trí rất đẹp như làm khung để tôn vinh bức tranh săn hươu vất vả mà đầy hiệu quả. Đó chính là câu chuyện nghệ thuật của tổ tiên ta! Và thật tự hào cho nhà sưu tập nào có trong tay một chiếc rìu như vậy…