Công ty Luật DHLaw chuyên tư vấn thủ tục, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở công ty tọa lạc tại 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM., nằm ngay trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dễ dàng cho mọi người đến tư vấn trực tiếp nắm cụ thể hơn về vấn đề của mình. Tại đây DHLaw có cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, bạn chưa biết xin giấy phép lao động ở đâu hoặc muốn hỗ trợ nhanh hơn không ảnh hưởng đến công việc riêng, DHLaw dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín.
Công ty Luật DHLaw chuyên tư vấn thủ tục, hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam. Trụ sở công ty tọa lạc tại 185 Nguyễn Văn Thương (D1 cũ), Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM., nằm ngay trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dễ dàng cho mọi người đến tư vấn trực tiếp nắm cụ thể hơn về vấn đề của mình. Tại đây DHLaw có cung cấp dịch vụ làm giấy phép lao động, bạn chưa biết xin giấy phép lao động ở đâu hoặc muốn hỗ trợ nhanh hơn không ảnh hưởng đến công việc riêng, DHLaw dịch vụ làm giấy phép lao động uy tín.
Căn cứ theo quy định Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, giấy phép lao động cho người nước ngoài được cấp lại khi thuộc các trường hợp như sau:
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất
- Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.
- Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.
Giấy phép lao động(Work Permit) loại giấy tờ không thể thiếu khi người nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Với số lượng nhân công đông, vốn đầu tư thấp hơn các nước khác, Việt Nam là nơi lựa chọn đầu tư hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, lượng người lao động và doanh nghiệp nước ngoài làm việc ở Việt Nam ngày càng nhiều. Để kiểm soát người lao động Bộ luật Việt Nam Quy định người nước ngoài và doanh nghiệp muốn làm việc phải xin giấy phép lao động cho người nước ngoài.
Theo Điều 22 – Nghị định số 12/2022/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị trục xuất, và doanh nghiệp sử dụng lao động không giấy phép cũng sẽ bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng. Để hiểu hơn về việc cấp giấy phép lao động, DHLaw sẽ tư vấn Thủ tục Hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài trong bài viết này.
Định nghĩa giấy phép lao động là gì? Đơn giản và dể hiểu nhất: giấy phép lao động là một loại tài liệu, do sở lao động cấp, cho phép người lao động là người nước ngoài được phép làm việc tại lãnh thổ Việt Nam.
Không phải ai cũng được phép xin cấp mới giấy phép lao động, người xin giấy phép lao động phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định: Người lao động phải có năng lực hình vi dân sự, sức khỏe phải phù hợp với công việc mình làm, là nhà quản lý; nhà điều hành; chuyên gia; kỹ thuật, người không phạm tội và không bị lãnh ánh trách nhiệm hành sự, phải được cơ quan nhà nước chấp thuận sử dụng lao động.
Tiếng anh là ngôn ngữ phổ biến để giao tiếp khi người nước ngoài ở Việt Nam, trong tiếng anh, giấy phép lao động được phiên dịch như sau:
+ Work permit: giấy phép lao động
+ Vietnam work permit: giấy phép lao động Việt Nam
Bài viết dựa trên Quy định của Bộ luật mang tính chất tham khảo, cụ thể trong từng trường hợp chúng ta sẽ cần những thêm những loại giấy tờ khác, DHLaw không thể phổ biến đầy đủ từng trường hợp, nếu bạn cần thêm thông tin về các thủ tục hồ sơ xin giấy phép lao động, có thể liên hệ trực tiếp văn phòng tư vấn Giấy phép lao động người nước ngoài DHLaw, qua đường dây nóng: 0909 854 850, chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn đầy đủ, nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh nơi mà bạn làm việc, ví dụ địa chỉ xin giấy phép lao động ở TPHCM: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM. Ở mỗi tỉnh điều có trụ sở nên rất tiện để mọi người tham gia đăng ký.
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định về thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của các loại hợp đồng dưới đây nhưng không quá 02 năm, cụ thể:
- Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
- Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
- Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
- Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
- Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
Thời hạn giấy phép lao động là bao lâu? Luôn là vấn đề cần quan tâm, chính xác theo quy định thì người lao động chỉ được cấp phép lao động thời gian là 2 năm. Người lao động có ý định làm việc dài hạn hơn phải tùy vào từng trường hợp cụ thể để xem xét.
Không có một mức lệ phí cố định, tại thông tư 85/2019/TT-BTC, tùy vào từng địa phương mà mức lệ phí xin giấy phép lao động là khác nhau. Cụ thể lệ phí tại từng địa phương như sau.
Lưu ý: Việc nộp lệ phí được thực hiện bởi doanh nghiệp sử dụng lao động. Trường hợp nếu bạn không đăng ký GPLĐ sẽ bị xử phạt, vì vậy bạn là cá nhân người nước ngoài làm việc tại Việt Nam, để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên yêu cầu doanh nghiệp khai báo và đăng ký GPLĐ cho bạn.
_______________________________________
Để được tư vấn trực tiếp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ:
Bộ phận Tư vấn DHLaw. Add: 185 Nguyễn Văn Thương , Phường 25, Q. Bình Thạnh, TP. HCM. Hotline 24/24: 0909 854 850 Email: [email protected]
Rất mong nhận được sự hợp tác của Quý khách hàng! Trân trọng./.
Please wait while your request is being verified...
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP, xin giấy phép lao động cho người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Việt Nam theo hợp đồng lao động cần các giấy tờ như sau:
[1] Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI.
Tải Mẫu số 11/PLI văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động tại đây. Tải về.
[2] Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
[3] Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận trong trường hợp này được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.
[4] Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
[5] 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
[6] Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
[7] Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc bản sao hộ chiếu có xác nhận của người sử dụng lao động còn giá trị theo quy định của pháp luật.
*Các giấy tờ [2] [3] [4] [6] và [8] à 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.
Mặt khác, các giấy tờ này dịch ra tiếng Việt và công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Xin giấy phép cho người nước ngoài dạy tiếng Anh cần giấy tờ gì? (Hình từ Internet)