Xuất Khẩu Sắt Thép Sang Trung Quốc Được Xoa Dịu

Xuất Khẩu Sắt Thép Sang Trung Quốc Được Xoa Dịu

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy xuất khẩu thép của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2,28 triệu tấn, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.

Thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho thấy xuất khẩu thép của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 2,28 triệu tấn, giảm 22,15% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 2,3 tỉ USD, tăng 12,53% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) đứng thứ 2 trong top các thị trường xuất khẩu thép của Việt Nam, chiếm hơn 19% tỷ trọng xuất khẩu của toàn ngành.

Thép Việt Nam được hưởng lợi tại EU

Các doanh nghiệp thép Việt Nam được hưởng lợi tại thị trường châu Âu

Hiện nay, cuộc xung đột giữa Ukranie và Nga đã làm gián đoạn nguồn cung ứng thép trên thế giới, dẫn tới thiếu hụt nguồn cung và làm tăng giá thép. Được biết, Nga đang xếp thứ 2 về xuất khẩu thép vào EU, với tỷ trọng 14,1% thép dẹt và 19% thép dài; Ukraine chiếm 8% thép dẹt và 7,4% thép dài.

Giá bán thép và giá thành sản xuất thép tại EU cũng sẽ tăng do giá các mặt hàng năng lượng tăng cao. Cùng với việc Liên minh châu Âu thông báo sẽ cấm nhập khẩu sắt, thép từ Nga sẽ làm thiếu hụt nguồn cung cho châu Âu.

Điều này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất xuất khẩu thép từ các thị trường khác, tiêu biểu như Hòa Phát, Nam Kim, Hoa Sen với tăng trưởng doanh thu trong năm 2021 chủ yếu đến từ xuất khẩu sang thị trường EU.

Công ty Chứng khoán Mirae Asset cho rằng các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu tôn mạ như Tôn Nam Kim, Tôn Hoa Sen và Tôn Đông Á được hưởng lợi từ việc xuất khẩu mặt hàng này.

Tương tự, Chứng khoán VCBS cũng đánh giá cao khả năng các doanh nghiệp Nam Kim, Hoa Sen và Hòa Phát có thể tiếp tục duy trì được quy mô doanh thu và lợi nhuận trong năm 2022.

Hiện nay, EU đang áp mức hạn ngạch nhập khẩu khoảng 2 triệu tấn mỗi năm đối với nhóm “các nước khác”, trong đó có Việt Nam ở giai đoạn từ tháng 7.2021 đến tháng 6.2024. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện EU vẫn áp thuế nhập khẩu thép dựa trên hạn mức xuất khẩu, do đó tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu của Việt Nam trong 2022 sẽ không còn cao như 2021.

Thông tin xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang EU giai đoạn 2016-2020 và nửa đầu năm 2021, cơ hội, thách thức và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu

Trong những năm gần đây, năng lực sản xuất sắt thép trong nước tăng lên, điều này khiến xuất khẩu nhiều chủng loại thép của Việt Nam tăng mạnh.  Sắt thép của Việt Nam được xuất khẩu sang nhiều thị trường, trong đó, EU là một trong những thị trường nhập khẩu sắt thép lớn của Việt Nam, chiếm trên 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu thép của Việt Nam. Những nội dung đáng chú ý; DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG     1. Tình hình xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU năm 2016 - 2020     1.1 Về kim ngạch    1.2 Về chủng loại, thị trường    2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, nhu cầu sắt thép và sản phẩm sắt thép của EU    2.1 Về sản xuất    2.2 Về tiêu thụ     2.3 Nhu cầu nhập khẩu sắt thép của EU và thị phần của Việt Nam     3. Cơ hội, thách thức trong xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang thị trường EU và giải pháp     3.1 Cơ hội     3.2 Khó khăn, thách thức     3.3 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sắt thép và sản phẩm sắt thép sang EU       DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG BIỂU ĐỒ BẢNG Để xem chi tiết, vui lòng tải tài liệu tại đây;

Sau khi vốn hóa của các công ty game mất 80 tỷ USD vì dự thảo siết nạp tiền, Trung Quốc lại có động thái khuyến khích ngành này phát triển.

Ngày 25/12, Cơ quan Quản lý Xuất bản và Báo chí Trung Quốc công bố danh sách 105 game mới được cấp phép, đánh dấu số lượng trò chơi được phát hành trong một tháng đạt mức kỷ lục tại nước này.

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc đang "thúc đẩy ngành trò chơi trực tuyến phát triển với chất lượng cao", đồng thời cho biết ngành đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng như doanh thu năm vượt 300 tỷ CNY, số người chơi đạt mức cao nhất lịch sử là 668 triệu.

Insider đánh giá đây là một trong những động thái của nước này nhằm xoa dịu khủng hoảng đang xảy ra với ngành game sau khi dự thảo luật liên quan đến trò chơi trực tuyến được công khai lấy ý kiến hôm 22/12.

Theo dự thảo, phần lớn chiêu trò thu hút người chơi của nhà phát hành game đều bị hạn chế. Tất cả game trực tuyến phải đặt giới hạn về số tiền người dùng được nạp vào tài khoản. Nhà phát hành phải bật cảnh báo để nhắc nhở người chơi về những khoản "chi tiêu không hợp lý". Những ưu đãi làm nhiệm vụ hàng ngày để nhận thưởng cũng bị cấm. Ngay cả phần thưởng khi nạp tiền lần đầu hoặc nạp tiền liên tiếp cũng không được phép. Việc "thổi phồng" giá trị các vật phẩm, đẩy giá mặt hàng trong game lên cao có thể bị xem là phạm pháp.

Một người đang chơi game trên điện thoại. Ảnh: Tuấn Hưng

Dự thảo sẽ lấy ý kiến đến tháng 1 năm sau. Nhưng ngay khi được công bố, nó đã giáng đòn mạnh vào ngành game nước này. Tencent, công ty game hàng đầu Trung Quốc đã giảm 16% giá trị vốn hóa. Cổ phiếu NetEase giảm kỷ lục hơn 28%, trong khi Bilibili - một mạng xã hội cho game thủ cũng giảm 14%. Theo Bloomberg, chỉ riêng ba công ty này đã mất 80 tỷ USD giá trị sau dự thảo nói trên. Các nhà đầu tư được cho là lo ngại kịch bản tương tự năm 2021 có thể tái diễn, khi Trung Quốc siết một số công ty về công nghệ và tài chính như Ant và Alibaba.

Ngoài việc công bố cấp phép số lượng game kỷ lục, ngay sau khi giá trị của các công ty sụt giảm mạnh, Cơ quan Quản lý Xuất bản và Báo chí Trung Quốc cũng ra thông báo xoa dịu, khẳng định "sẽ nghiên cứu kỹ lưỡng những quan ngại và ý kiến của các bên", để sửa đổi và cải tiến.

Thời gian qua, Trung Quốc đã có nhiều biện pháp siết chặt quy định với trò chơi điện tử. Tháng 7/2021, cơ quan quản lý đặt giới hạn nghiêm ngặt với người chơi dưới 18 tuổi. Việc phê duyệt giấy phép cho game mới bị đóng băng trong 8 tháng khi đó do lo ngại hội chứng nghiện game trong giới trẻ. Đến năm 2022, các cơ quan quản lý tiếp tục đưa ra các hạn chế khác khiến 2022 trở thành năm khó khăn nhất trong lịch sử ngành game Trung Quốc, khi doanh thu lần đầu tiên giảm, trước khi tăng trở lại vào 2023.