Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...
Các mặt hàng thủy sản XK chủ lực của VN vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thủy sản đông lạnh...
Nông sản là mặt hàng xuất khẩu nổi trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam thời gian qua, lập kỷ lục mới với giá trị xuất khẩu đạt 41,2 tỷ USD năm 2020 và 22,83 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2021.
Là một trong những nước phát triển từ nền văn minh lúa nước, gạo vừa là nguồn lương thực chính vừa là mặt hàng xuất khẩu chiến lược. Do đó, Việt Nam cũng là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn thứ 3 trên thế giới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng gạo toàn cầu.
Nhờ vào hiệp định EVFTA có hiệu lực, EU dành cho Việt Nam ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn gạo/năm (gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát và 30.000 tấn gạo thơm). Thay vì bị áp thuế 45%, thậm chí có một số nước trong khối EU áp mức thuế nhập khẩu với gạo Việt Nam lên tới 100% hoặc cao hơn như trước kia.
Trong số các thị trường thành viên EU, gạo Việt Nam được xuất chủ yếu sang các nước: Đức (đạt 10 triệu USD), Hà Lan (đạt 6 triệu USD), Italy (đạt 6 triệu USD) và Ba Lan (đạt 4 triệu USD). Gạo tuy không phải là thực phẩm chính tại EU, song thị trường này vẫn có nhu cầu nhất định với một số sản phẩm, đặc biệt là các loại gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, xu thế sử dụng gạo tại EU gia tăng do sự phổ biến của thức ăn châu Á tại đây.
Từ năm 2020-2022, các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chủ lực đã chuyển dần sang các mặt hàng từ gỗ và cao su.
Các mặt hàng có tỷ trọng tăng là gỗ và sản phẩm từ gỗ (tăng từ 2,6 tỷ USD chiếm 16,6% năm 2009 lên 12,372 tỷ USD chiếm 30,03% năm 2020), số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, ước giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ tháng 4 năm 2022 đạt 1,5 tỷ USD, đưa giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 4 tháng đầu năm 2022 đạt 5,48 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc là 3 thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022 – chiếm 79,3% tổng giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Trong 3 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng tại hầu hết các thị trường, ngoại trừ Trung Quốc (-0,7%) và Đài Loan (-2,4%).
Theo Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), mặt hàng gỗ được đánh giá là ngành hàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu nhanh nhất. Ngành hàng xuất khẩu gỗ Việt Nam phấn đấu trong năm 2022 đạt chỉ tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD, trong đó Bình Dương chiếm khoảng 50% do hội tụ nhiều doanh nghiệp lớn.
Đầu năm 2022, trong các mặt hàng nông, lâm, thủy sản xuất khẩu, cà phê tăng cao nhất 57,1%, giá trị đạt 1,7 tỷ USD. Chè và cà phê vẫn giữ vị trí cao trong các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu vì lợi thế thiên nhiên và “độ sành” của người Việt Nam khi chế biến và sử dụng cà phê.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Ấn Độ năm 2020-2021 là 26,23 triệu USD; từ tháng 4/2021-tháng 2/2022 là 22,93 triệu USD. Việt Nam là nước có vị trí số 3 xuất khẩu cà phê sang Ấn Độ. Người dân Ấn Độ rất thích cà phê Việt Nam, trong đó có cà phê pha sẵn, cà phê đóng chai. Khi vào thị trường Ấn Độ phải đảm bảo tiêu chuẩn dán nhãn, đóng gói nhất là phải có chứng chỉ FASSAI.
Những năm qua, xuất khẩu đồ uống của Việt Nam đã có nhiều bước tiến mới và tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới, trong đó có Trung Quốc. Hiện nay, trà vẫn đang là thức uống truyền thống của Trung Quốc, tuy nhiên nhu cầu tiêu thụ cà phê của Trung Quốc đang có xu hướng tiếp tục tăng, đặc biệt là ở các khu vực thành phố phát triển.
Qua bài viết trên, Innovative Hub mong rằng các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ở Việt Nam nắm được các sản phẩm nông nghiệp chủ lực xuất khẩu ở Việt Nam, những ưu đãi và thế mạnh của mình và nhu cầu của nước bạn để có chiến lược đem sản phẩm của mình ra toàn thế giới.
TÌM HIỂU THÊM: XUẤT KHẨU NÔNG NGHIỆP NĂM 2022 TĂNG TRƯỞNG VƯỢT BẬC
Hội thảo Cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam và Slovakia
Ngày 15/10/2021, Đại sứ quán Việt Nam tại Slovakia đã tổ chức Hội thảo cơ hội xuất khẩu các sản phẩm thế mạnh của Việt Nam vào Slovakia dưới sự chủ trì của Đại sứ Việt Nam tại Slovakia Nguyễn Tuấn cùng sự tham dự của các doanh nghiệp Việt Nam, Slovakia và đại diện ngành thương mại của Slovakia.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Đại sứ Nguyễn Tuấn cho biết, sau một năm Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực, chúng ta cần xem lại tiềm năng xuất nhập khẩu của doanh nghiệp hai nước và những thuận lợi và khó khăn khi đưa hàng hóa Việt Nam vào Slovakia nói riêng và châu Âu nói chung. Đại sứ nêu rõ, Việt Nam có lợi thế cạnh tranh so với các nước tại Đông Nam Á đó chính là EVFTA với các điều khoản rộng mở, ưu đãi về thuế và lộ trình thực hiện so với các hiệp định khác. Châu Âu là thị trường tiềm năng, quy mô rất lớn về nhập khẩu rau, hoa quả, cà phê, chè và các sản phẩm liên quan. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập vào thị trường châu Âu do hệ thống cung ứng, sản xuất còn manh mún thiếu đồng bộ; lĩnh vực vận tải chưa tham gia vào tổ hợp vận chuyển quốc tế để đảm bảo tốt quy trình xuất khẩu... Hội thảo là cơ hội để doanh nghiệp cùng đưa ra các vấn đề làm thế nào để việc xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai bên có thể bổ trợ lẫn nhau để cùng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Tại Hội thảo, các doanh nghiệp Việt Nam tại Slovakia, doanh nghiệp Slovakia đều đánh giá cao các sản phẩm rau quả, cà phê, chè và các sản phẩm liên quan từ Việt Nam. Nhiều ý kiến quan tâm đến chất lượng hàng hóa và các giá trị gia tăng hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường châu Âu. Có doanh nghiệp Việt Nam tại Slovakia với kinh nghiệm hơn 32 năm kinh doanh tại thị trường trăn trở với những tồn tại về hàng hóa của Việt Nam làm thế nào để có nguồn cung cấp, chất lượng hàng hóa ổn định, tạo công ăn việc làm cho lao động trong nước. Vấn đề tạo sản phẩm thương hiệu Việt mang ra nước ngoài nhận được nhiều ý kiến đóng góp để có thương hiệu Việt thực sự uy tín. Trên thực tế, Việt Nam có nhiều sản phẩm tự sản xuất, tự nuôi trồng, nhưng hiện tại thị trường Slovakia và châu Âu chưa có thương hiệu Việt, chỉ có các sản phẩm tương tự của nước khác như: hoa quả, gạo Thái Lan, gạo Campuchia... Các đại biểu cùng chia sẻ cách chào hàng của sản phẩm Việt như thế nào trong bối cảnh có quá nhiều hàng hóa của các nước khác cùng cạnh tranh trên thị trường châu Âu và thế giới; đảm bảo công bằng thương mại đối với sản phẩm của Việt Nam nhằm mang lại lợi ích tối đa cho người dân, đề cao văn hóa bản địa, quan tâm đến cộng đồng để phát triển bền vững.
Hội thảo cũng đã được nghe giới thiệu về "Mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê tại Việt Nam" với sự phối hợp của Công ty TNHH sản xuất cà phê Minh Tiến. Đây là mô hình sản xuất hiện đại, khép kín từ khâu trồng trọt, tạo nguồn nguyên liệu cà phê. Theo quy trình này, các sản phẩm từ cây cà phê sẽ được tận dụng tối đa để sản xuất các loại sản phẩm thân thiện với môi trường như trà sạch, túi đựng thực phẩm… Mô hình sản xuất nêu trên đã chuyển tới các đại biểu thông điệp về xây dựng nền nông nghiệp và sản xuất cà phê bền vững, góp phần hướng người tiêu dụng tới sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế biến đối khí hậu, giảm thiểu rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa.
Kết luận tại Hội thảo, Đại sứ Nguyễn Tuấn đã cảm ơn đại diện các doanh nghiệp hai bên đưa ra nhiều ý kiến, thông tin hữu ích. Đại sứ quán sẽ tiếp thu và tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng hai bên để làm tốt vai trò kết nối giữa doanh nghiệp Việt Nam - Slovakia, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường Slovakia và châu Âu, giúp doanh nghiệp Việt Nam nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm./.
Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều tác động ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu nói chung, các mặt hàng nông sản nói riêng. Thực tế xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản qua 2 tháng đầu năm giảm sâu (giảm 22,5% so với cùng kỳ năm trước, chỉ đạt khoảng 6,28 tỷ USD). Điều này cho thấy, mục tiêu 55 tỷ USD năm 2023 là không hề dễ dàng. Tuy nhiên, với tiềm năng, thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam và nhu cầu thực phẩm hưu cơ, thực phẩm sạch ngày càng gia tăng ở nhiều thị trường là cơ hội cho nông sản, thực phẩm xuất khẩu các sản phẩm cho giá trị cao.
Với lợi thế nguồn nguyên liệu dồi dào, các sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam hiện đã có mặt tại trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Rất nhiều mặt hàng đã đạt giá trị “tỷ đô”, thậm chí cả “chục tỷ đô”, đóng góp vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Cơ hội xuất khẩu thực phẩm chế biến của Việt Nam ra thế giới là rất lớn, nhất là tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi, đó là khẳng định của đại diện các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài thuộc ngành Công Thương tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài mới đây.
Theo ông Nguyễn Phú Hoà - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Australia, Australia là quốc gia có ngành sản xuất và chế biến thực phẩm rất phát triển, đồng thời, cũng có sự hỗ trợ rất lớn đối với ngành hàng này, đặc biệt là hướng đến các sản phẩm thân thiện môi trường và coi trong sức khoẻ của người tiêu dùng. Thời gian qua nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm của Việt Nam đã thâm nhập được vào thị trường Australia như tôm, cá tra, ba sa... Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này vào Australia trong năm 2022 đạt hơn 744 triệu USD, tăng 30% so với năm trước.
Tuy nhiên, Australia có tiêu chuẩn nghiêm ngặt với các mặt hàng thực phẩm chế biến; bao bì sản phẩm chú trọng đến yếu tố môi trường; xuất xứ hàng hoá cũng phải được ghi rõ ràng và nổi bật trên bao bì sản phẩm...
Để hỗ trợ tăng xuất khẩu hàng hoá nông sản, thực phẩm của Việt Nam sang thị trường Australia, Thương vụ Việt Nam ở nước sở tại đã đang và tiếp tục giới thiệu các sản phẩm cụ thể, theo từng khu vực, ngành hàng…
Ông Nguyễn Phú Hoà - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Australia thông tin: “Chúng tôi sẽ thực hiện 1 số chương trình nhằm tăng lượng người dùng. Ví dụ như năm ngoái, chúng tôi phối hợp với chuỗi siêu thị lớn tặng gạo cho khách hàng, khoảng 10.000 người dùng từ sản phẩm gạo của Việt Nam, qua đó thương hiệu gạo Việt Nam hiện nay rất nổi tiếng tại Úc. Trước đây, khi mà đi khảo sát các khu người Việt hoặc các khu người châu Á tại Úc, chúng tôi thấy thương hiệu gạo của các quốc gia khác tiêu thụ rất chạy”.
Việt Nam có nhiều cơ hội cho thực phẩm chế biến của Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang Malaysia do thị trường này thiếu hụt nguồn cung sản phẩm nông nghiệp nội địa, đặc biệt là thực phẩm Halal - là những sản phẩm "được cho phép", "hợp pháp" để sử dụng theo Luật Hồi giáo, với những yêu cầu nghiêm ngặt từ các thành phần nhỏ nhất đến khâu chế biến, vận chuyển. Đó là khẳng định của ông Lê Phú Cường - Tham tán, Thương vụ Việt Nam tại Malaysia.
“Các sản phẩm mà có chứng chỉ Halal sẽ dễ dàng tiếp cận đa số người dân Malaysia. Hiện nay, các lĩnh vực bán lẻ hàng chế biến thực phẩm của Malaysia cũng đang rất phát triển. Thứ hai, thu nhập khả dụng của người dân Malaysia đang trong xu hướng tăng và thúc đẩy nhu cầu cao đối với sản phẩm thực phẩm chất lượng cao. Thứ ba, người dân Việt Nam sinh sống làm việc ở Malaysia khá lớn, đo đó, các nhà hàng, quán ăn Việt Nam mở ra khá nhiều. Đây là một kênh để giới thiệu quảng bá văn hóa, sản phẩm thực phẩm của Việt Nam đối với cộng đồng dân sở tại ở đây” - ông Lê Phú Cường
Đại diện các Thương vụ Việt Nam tại Algeria, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản… đều khẳng định tiềm năng, cơ hội đối với các sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam là rất lớn, song, đi cùng với đó là các yêu cầu phải tuân thủ được chính sách, quy định của thị trường đã có nhiều thay đổi trong thời gian gần đây, trong đó, phải đặc biệt chú trọng các yếu tố “xanh”, thân thiện với môi trường.
Ông Đặng Việt Phương- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ cho biết, năm 2022, Phú Thọ đã đạt kim ngạch xuất khẩu 12,5 tỷ USD (đóng góp vào kim ngạch xuất siêu 1,3 tỷ USD). Ngoài các sản phẩm công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử, đồ gỗ… địa phương có diện tích và sản lượng chè và chuối phục vụ xuất khẩu lớn. Đây cũng là mặt hàng gặp nhiều khó khăn trong năm 2022 được tỉnh chú trọng xuất khẩu trong năm 2023, rất cần tìm thị trường thông qua sự hỗ trợ của các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài.
“Từ kinh nghiệm năm 2021, tỉnh Phú Thọ đã đăng cai hội nghị về xuất khẩu, chế biến gỗ thì cũng đã tháo gỡ được rất nhiều khó khăn cho ngành gỗ của tỉnh Phú Thọ nói riêng và trong khu vực nói chung xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Thì năm 2023 tỉnh Phú Thọ sẽ đăng cai một hội nghị là Hội nghị chuyên đề về xuất khẩu chè vào ngày 24/04/2023, tỉnh Phú Thọ cũng có đề xuất là rất mong hệ thống Thương vụ và Tham tán quan tâm để giới thiệu sản phẩm chè của Phú Thọ nói riêng và các tỉnh khu vực vùng Đông Bắc nói chung” - ông Đặng Việt Phương nói.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Liên - Đại diện Hiệp hội Thực phẩm Minh bạch, Bộ Công Thương cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ tham gia các hội chợ, giới thiệu sản phẩm, quảng bá rộng rãi hơn sản phẩm và thương hiệu nông sản, thực phẩm chế biến của Việt Nam.
“Chúng tôi nghĩ là thương hiệu cho nông sản Việt Nam cần phải được chú ý hơn nữa khi mà làm xúc tiến thương mại cũng như về truyền thông xây dựng thương hiệu thì nên chú ý đến những sản phẩm mang tính chất đặc trưng riêng của Việt Nam. Những đặc sản vùng miền hoặc những sản phẩm nó có thế mạnh cho Việt Nam, đặc biệt là những sản phẩm hữu cơ của Việt Nam. Tôi nghĩ là gia vị hữu cơ Việt Nam là một thương hiệu rất đáng để xây dựng thành thương hiệu quốc gia, làm sao để cho những thương hiệu, doanh nghiệp Việt Nam đi ra nước ngoài mà gọi tên là người ta biết ngay đây là gia vị Việt Nam” - bà Nguyễn Thị Thu Liên nói.
Trước các kiến nghị của các hiệp hội doanh nghiệp và địa phương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tăng cường kết nối với doanh nghiệp, hiệp hội, địa phương trong nước để quảng bá sản phẩm, thương hiệu, tiềm năng thế mạnh. Đồng thời, phải nắm bắt diễn biến chính sách của nước sở tại, kể cả chính sách thị trường khu vực, từ đó đề xuất phản ứng chính sách phù hợp ở cả cấp quốc gia và doanh nghiệp./.